Sự khác biệt của Switch quản lý và Switch không quản lý là gì?
Trong hệ thống mạng của các doanh nghiệp, các thiết bị chuyển mạch Switch đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Chúng đảm nhận vai trò phân chia mạng, truyền tải, quản lý thông tin, dữ liệu mà vẫn đảm bảo được các yếu tố bảo mật cần thiết.
Có thể bạn chưa biết, Switch được chia làm 2 loại đó là: Switch managed và switch unmanaged hay còn gọi là switch quản lý và switch không được quản lý. Mỗi loại sẽ có những đặc tính và vai trò khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn khách quan nhất về 2 loại Switch này. Hãy cùng theo dõi nhé.
Switch managed sở hữu nhiều tính năng thông minh vượt trội hơn so với switch unmanaged
Tìm hiểu về Switch managed và switch unmanaged
Switch managed
Hay còn gọi là switch được quản lý, chúng mang đến những giải pháp hoàn hảo và tối ưu nhất cho hệ thống mạng. Sở hữu những tính năng đa dạng như VLAN, CLI, SNMP, định tuyến IP, QoS….Do đó, chúng được hoạt động ở lớp trung tâm điều khiển, có số lượng dữ liệu lớn, phức tạp.
Các thiết bị này thường sử dụng Giao thức quản lý mạng đơn giản (SNMP). Cho phép người dùng có thể điều chỉnh các cổng trên thiết bị thành bất kỳ cài đặt nào. Đồng thời cung cấp trạng thái hoạt động của thiết bị, trạng thái cổng, số liệu thống kê lượng dung lượng lưu thông.
Người dùng có thể kiểm soát mạng tốt hơn bằng cách giám sát dữ liệu đi qua mạng, quyền truy cập vào hệ thống mạng và báo lỗi khi xảy ra sự cố. Hình thức quản lý từ xa thông qua một bảng điều khiển trên giao diện web vô cùng tiện lợi.
Tùy vào nhu cầu và quy mô của hệ thống mạng mà lựa chọn các thiết bị Switch managed khác nhau. Trường hợp người dùng muốn hạn chế chi phí, muốn tìm các switch quản lý ở mức độ vừa phải, thì switch smart là lựa chọn phù hợp. Chúng như một phiên bản rút gọn của Switch managed, không sở hữu tất cả các tính năng nhưng vẫn đảm bảo được quản lý đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Switch unmanaged
Các thiết bị switch không được quản lý không sở hữu nhiều tính năng như switch quản lý. Chúng hoạt động khá đơn giản, không yêu cầu bất kỳ cấu hình, vậy nên người dùng chỉ cần đến một vài cổng trong nhà hoặc trong phòng họp. Có thể nói, Switch unmanaged như một thiết bị chuyển mạch mạng Ethernet, một một switch để bàn đơn giản.
Switch unmanaged phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ, lẻ
Vì chỉ sở hữu những tính năng đơn giản nên Switch unmanaged không thể thống kê được tốc độ dữ liệu qua mạng hay cho phép quyền truy cập vào hệ thống. Tuy nhiên, chúng vẫn duy trì một bảng điều khiển (MAC), cho phép theo dõi địa chỉ MAC và các cổng chuyển đổi tương ứng mà địa chỉ MAC đã nhận được.
Việc hoạt động trên cùng một miền quảng bá và sở hữu địa chỉ (MAC) đôi khi sẽ xảy ra xung đột khi sẽ xảy ra xung đột khi cùng một lúc 2 thiết bị trong cùng một miền cố gắng gửi dữ liệu.
Switch managed và switch unmanaged có gì khác biệt?
Kiểm soát và hiệu suất
Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa các thiết bị Switch quản lý và Switch không quản lý. Về hiệu suất hoạt động, Switch managed chắc chắn vượt trội hơn switch unmanaged do sở hữu những tính năng thông minh được nêu rõ ở trên. Từ đó, cách quản lý giữa chúng cũng có sự khác biệt nhất định.
Các switch được quản lý có thể quản lý mạng theo nhiều cách khác nhau như khả năng truy cập từ xa, giám sát mạng, quản lý thông quan việc sử dụng các giao thức giám sát như SNMP, NetFlow…Còn các Switch không quản lý có nhiều quy trình cài đặt Plug and Play .
Giá cả
Giá cả của các Switch quản lý đắt hơn rất nhiều so với Switch không được quản lý. Điều này tạo nên sự đa dạng về thiết bị cho người sử dụng. Tùy vào từng nhu cầu và mô hình quản lý mà lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp nhất.
Tính bảo mật
Các switch được quản lý được cấu hình các tính năng bảo mật thông minh mà switch không được quản lý không có được. Ví dụ như xác thực 802.1X , bảo mật cổng và các VLAN riêng.
Tính năng
Switch quản lý sở hữu nhiều tính năng thông minh hơn hẳn Switch không được quản lý. Với những tính năng như:
– Spanning Tree Protocol ( STP ): hỗ trợ dự phòng chuyển mạch và liên kết mà không cần tạo vòng lặp.
– Hỗ trợ VLAN
-Giới hạn băng thông lớn
-Điều chỉnh các cổng trên thiết bị thành cài đặt mong muốn
Các Switch không được quản lý được hỗ trợ bảng địa chỉ MAC, giúp hạn chế xung đột đồng thời giảm tổng số chương trình phát sóng được truyền đi
Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản nhất giữa các Switch quản lý và Switch không quản lý. Tùy vào từng hãng sản xuất, dòng sản phẩm sẽ có sự khác biệt nhất định. Để hiểu chi tiết hơn về các thiết bị chuyển mạch vui lòng truy cập website: https://sss.net.vn/ hoặc vui lòng liên hệ:
Công Ty Cổ Phần SSS Việt Nam
Trụ sở: Số 275 Đường Ngọc Hồi, Huyện Thanh
Trì, TP. Hà Nội
VPGD: Tầng 9, Tòa Nhà Hàn Việt Số 203 Minh Khai,
Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+84-24)35124999 – Fax: (84-24) 36285892
Hotline: +84 982 82 59 82
Địa chỉ email:Contact@sss.net.vn